3 chiến lược nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng bền vững

Từ khoá: chuỗi cung ứng bền vững

Chúng ta có thể thấy rằng không có thứ gì gọi là “chuỗi cung ứng hoàn hảo” cả. Câu hỏi then chốt ở đây là: Bạn đang làm gì để làm cho cuộc sống của bạn luôn trở nên bền vững hơn? Một chuỗi cung ứng bền vững cần gắn những phương pháp thực tiễn tốt nhất về môi trường, xã hội và quản trị – ESG (viết tắt bởi Environmental / môi trường, Social / xã hội và Governance / quản trị) vào việc làm thế nào để cung cấp nguồn nguyên liệu thô, chuyển hoá thành sản phẩm và phân phối cho thị trường.

Một chuỗi cung ứng bền vững cần giải quyết một loạt các vấn đề, bao gồm các thách thức về môi trường và xã hội như an ninh nguồn nước và nạn phá rừng, cũng như quyền con người và điều kiện làm việc, lao động công bằng. Thêm vào đó, các công ty cần đảm bảo các nhà cung cấp và đại lý cũng như mạng lưới của họ đang duy trì các cam kết tương tự.

Điều này có thể là một thách thức, và các công ty buộc phải tránh né những bước ngoặt trong việc giải quyết các mục tiêu bền vững. Rất nhiều công ty đã thực hiện báo cáo ESG, nhưng nếu bạn nhìn dưới vỏ bọc, những nỗ lực đó không thực sự có ý nghĩa gì cả. Hãy tiến tới sự minh bạch và tin tưởng, bởi vì công nghệ cho phép bạn thực hiện sự minh bạch đó.

Xem thêm: ESG với phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam (tapchicongthuong.vn)

Những thách thức về quản lý chuỗi cung ứng bền vững

Các nhà lãnh đạo nên tập trung vào ba thách thức chung của chuỗi cung ứng, với các giải pháp cấp cao có thể thúc đẩy các tổ chức đạt được mục tiêu bền vững và cải thiện thẻ điểm ESG của họ:

Thách thức 1: Các công ty phải đấu tranh với vấn đề liệu chuỗi cung ứng của họ có bền vững hay không.

Về bản chất, các chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến mạng lưới sản xuất và vận chuyển phức tạp và đa quốc gia. Các nhà cung cấp chính có thể thầu phụ một số lượng lớn đơn đặt hàng cho các công ty khác. Và vì các công ty thường không giao dịch trực tiếp với tất cả các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của họ, nên khó có thể truy xuất được từ đầu đến cuối. Mỗi bên tham gia vào hệ thống chỉ theo dõi một phần nhỏ của hành trình và ghi lại dữ liệu bằng các hệ thống nhỏ hơn có kết nối ngắt quãng.

Khi thông tin về sản phẩm bị phân mảnh, rất khó để trả lời các câu hỏi như: Tất cả các bộ phận đều được cung cấp và xây dựng để phục vụ nền kinh tế tuần hoàn? Người lao động có nhận được sự công bằng ở từng bước không? Lấy được dữ liệu đáng tin cậy từ kênh thông tin đó là một nhiệm vụ lớn lao và phức tạp.

Giải pháp: Công nghệ và quan hệ đối tác có thể cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn.

Theo một nghiên cứu năm 2022 từ Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM (IBM Institute for Business Value – IBV), Tính bền vững như là một chất xúc tác chuyển đổi, chỉ có một trong ba tổ chức đang làm việc để thúc đẩy tính minh bạch trong tác động môi trường của hàng hóa và dịch vụ trên toàn chuỗi cung ứng.

Các lãnh đạo và giám đốc điều hành tiên phong nhất làm việc với các đối tác để thực hiện các chiến lược bền vững về môi trường. Công nghệ là yếu tố then chốt để thu hẹp khoảng cách và tạo ra các cơ hội mới để các đối tác tham gia cộng tác.

Hãy xem xét cách công nghệ chuỗi khối – Blockchain – có thể thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả cao hơn trong một chuỗi cung ứng bền vững, đơn giản hóa việc trao đổi và theo dõi thông tin và tạo ra sự tin tưởng lớn hơn. Nó tạo ra một chuỗi các giao dịch số hóa cố định không thể thay đổi, và mỗi người tham gia mạng lưới sẽ có một bản sao dữ liệu.

Ví dụ, một ứng dụng di động từ Farmer Connect sử dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain từ IBM để theo dõi cà phê từ khi còn là hạt đậu đến khi người nhân viên pha chế. Khách hàng cuối cùng thậm chí có thể quét mã QR trên túi hoặc cốc cà phê để xem cuộc hành trình của những hạt đậu mà họ sắp thưởng thức.

Iberdola, một nhà lãnh đạo năng lượng tái tạo quốc tế, đã thực hiện một cách tiếp cận khác và thực hiện một công cụ của bên thứ ba để chấm điểm các nhà cung cấp về thực tiễn tính bền vững của họ. Đối với các nhà cung cấp không đáp ứng được các tiêu chí bền vững của Iberia, công cụ chấm điểm giúp họ xác định các hành động cải tiến cần thực hiện.

Thách thức 2: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang phải nỗ lực đánh giá mức đầu tư cho các sáng kiến bền vững của chuỗi cung ứng.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM, khoảng 57% CEO cho rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với các nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng bền vững là những khó khăn trong việc xác định và đo lường ROI và lợi ích kinh tế.

Ví dụ, kế hoạch đặt ra các mục tiêu xã hội và môi trường cho các nhà cung cấp có thể gặp trở ngại nếu các giám đốc điều hành không biết cách đo lường lợi ích. Các CEO có thể có tham vọng lớn và ý định lớn lao, nhưng họ gặp khó khăn trong việc biện minh cho một số điều xuất phát từ tham vọng của họ.

Giải pháp: Hãy suy nghĩ một cách tổng quát khi nói đến KPIs, khi lợi ích về hiệu quả của chuỗi cung ứng bền vững có thể xuất hiện ở những nơi không ngờ tới.

Các công ty nhận thấy rằng họ có thể trở nên khác biệt trên thị trường và thu hút một thế hệ người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững và tác động so với các thế hệ trước. IBM đã làm việc với một thương hiệu đóng gói hàng tiêu dùng (CPG – consumer packaged goods) ở châu Âu để dán mã QR lên bao bì. Mọi người có thể quét mã để tìm hiểu về hành trình của các sản phẩm, điều này đã giúp tăng 8% doanh số bán hàng.

Một chuỗi cung ứng bền vững cũng có thể giúp các công ty thu hút những nhân tài giỏi nhất. Trong một cuộc khảo sát toàn cầu năm 2021 của IBV, “bước ngoặt của tính bền vững”, 71% nhân viên và những người tìm việc nói rằng các tổ chức có trách nhiệm về môi trường và xã hội chính là những người sử dụng lao động hấp dẫn hơn, và gần một nửa số người được hỏi sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn để làm việc tại các công ty đó.

Thách thức 3: Một số nhà lãnh đạo chỉ thực hiện những việc tối thiểu cần thiết để tuân theo các quy định ngày nay, và họ thiếu suy nghĩ về tương lai của chuỗi cung ứng bền vững.

Vẫn còn nhiều công ty chưa hoàn toàn tin vào ý tưởng này. Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 29% CEO chỉ tuân thủ các quy định, và 15% chưa thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào cho chuỗi cung ứng bền vững.

Giải pháp: Để tăng cường sự tham gia của các công ty, hãy đối thoại về các lý do kinh doanh thực tế, chẳng hạn như tăng cường lòng tin của người tiêu dùng và việc tuân thủ các quy định.

Tỷ lệ mua hàng dựa trên giá trị đang tăng lên. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và muốn hỗ trợ các thương hiệu có các hoạt động kinh doanh đồng thuận với niềm tin của họ. Những người không thực hiện các chương trình hoặc sáng kiến bền vững hiện đang có nguy cơ tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh, một khoảng cách khó có thể thu hẹp theo thời gian.

Các quy định, chẳng hạn như những quy định xung quanh việc phát thải Carbon, cũng đang tăng lên, và các cơ quan quản lý cũng đang có những yêu cầu mạnh mẽ hơn buộc các công ty phải tuân theo quy định.

Ví dụ, Đạo luật về nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong Chuỗi cung ứng của Đức quy định rằng các công ty có 3.000 nhân viên trở lên phải có các biện pháp thích hợp để tôn trọng nhân quyền và môi trường với chuỗi cung ứng của họ. Việc kiểm toán sẽ diễn ra khi luật này có hiệu lực vào năm 2023. Các vi phạm sẽ dẫn đến những khoản phạt tốn kém cũng như gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Tính bền vững của chuỗi cung ứng là phương pháp bảo vệ doanh nghiệp của bạn trong tương lai. Nếu bạn cam kết chịu trách nhiệm, hãy cho thế giới thấy rằng bạn có trách nhiệm. Công nghệ ngày nay, chẳng hạn như chuỗi khối – Blockchain – và trí tuệ nhân tạo – AI – sẵn sàng cho phép bạn đưa tính minh bạch vào trong chuỗi cung ứng của mình.

(Phương Linh tổng hợp)