5 yếu tố cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng
Nếu doanh nghiệp của bạn sở hữu một kho hàng hoặc một bộ phận tương tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa hay đơn đặt hàng, điều đó nghĩa là bạn có liên quan đến chuỗi cung ứng. Để phục vụ khách hàng tốt hơn, bạn phải biến chuỗi cung ứng trở thành một mảnh ghép liền lạc hơn trong chiến lược kinh doanh của mình. Hơn nữa, bạn cần ưu tiên việc quản lý chuỗi cung ứng. Điều đó nghĩa là bạn cần tìm ra cách nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh để mọi thứ hoạt động trơn tru và giao hàng đúng thời hạn.
Thật không dễ thực hiện điều này, đó là lý do tại sao bạn cần biết về các yếu tố cơ bản của việc quản lý chuỗi cung ứng, cũng như làm thế nào các công nghệ cụ thể có thể giúp bạn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng mang tính chất có thể mở rộng và phát triển, nó bao gồm các tổ chức, con người, thông tin, sản phẩm và tài nguyên dịch chuyển từ khâu này qua khâu khác cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Quãng thời gian từ khi mua sắm nguyên liệu thô, sản xuất, đóng gói, lưu trữ hoặc lưu kho, vận chuyển, giao hàng, bán lẻ.
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Chúng ta có thể tạm định nghĩa Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là việc “xử lý dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ từ khi sản xuất thô đến khi người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm.” Nói cách khác, quản lý chuỗi cung ứng là quản lý cung và cầu, cũng như quản lý các quy trình nhằm duy trì sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng không chỉ trong tổ chức của bạn mà còn trên tất cả các kênh, và giữa tất cả các thành viên.
Đã có nhiều tiến bộ về công nghệ giúp cho việc quản lý chuỗi cung ứng bớt rối rắm và tiết kiệm thời gian, bao gồm các giải pháp như hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) và hệ thống quản lý kho hàng (Warehouse Management System – WMS). Bạn có thể khai phá nhiều tiềm năng như giám sát doanh nghiệp của mình theo thời gian thực, quản lý dòng chảy hàng tồn kho, và dự báo các xu hướng cung cầu.
Tại sao quản lý chuỗi cung ứng lại quan trọng?
Chúng ta hãy dành một chút thời gian để xem xét tại sao bạn cần quản lý chuỗi cung ứng. Khi một tổ chức có nghiệp vụ SCM kém thì có thể dẫn đến các vấn đề như chất lượng không đảm bảo, chậm trễ, sai sót, tổn hại danh tiếng giữa các nhà phân phối và khách hàng… Nếu có vấn đề về pháp lý, việc quản lý chuỗi cung ứng kém cỏi cuối cùng có thể cho thấy sự không tuân thủ các quy tắc và quy định pháp luật.
Mặt khác, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ cho phép bạn:
- Dự báo trước mức hàng tồn kho và các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra
- Cải thiện quy trình hàng tồn kho và dịch vụ hoàn tất đơn hàng
- Điều chỉnh đơn giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận
- Đẩy nhanh dịch vụ hoàn tất đơn hàng tăng cường cho kho hàng hoặc trung tâm phân phối
Các yếu tố cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng
Bạn đã biết định nghĩa về quản lý chuỗi cung ứng, sau đây là năm yếu tố cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng:
1. Lập kế hoạch
Để đáp ứng nhu cầu của nhà phân phối hoặc khách hàng, trước tiên bạn cần lập kế hoạch. Việc chuẩn bị là cần thiết, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn chỉ là một phần nhỏ của chuỗi cung ứng. Đây chính là lúc việc lập kế hoạch trở nên khả thi. Bạn phải xác định cách tổ chức của bạn tác động tới chuỗi cung ứng như thế nào, và rồi hình dung ra cách tốt nhất để duy trì sự hiệu quả ở một mức độ nhất định trong khi chuyển giao những giá trị nhất quán cho khách hàng.
Xem thêm: Dịch vụ logistic viettel post
Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là kết hợp sức mạnh của WMS và ERP. Ví dụ, khi nhập hoặc xuất hàng vào một kho hàng, bạn sẽ tiến hành quét SKU hoặc quét mã vạch. Thông tin về mức hàng tồn kho được cập nhật tự động và chia sẻ với hệ thống ERP tích hợp. Từ đó, bạn có thể phân tích dữ liệu, dự báo nhu cầu, và đặt hàng các nguyên liệu hay các sản phẩm bạn cần để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai.
2. Tìm nguồn cung ứng
Lựa chọn ai sẽ nhận được cái gì là một phần của việc quản lý chuỗi cung ứng. Ngay cả trong kho hàng hoặc trung tâm phân phối, bạn cũng phải giám sát các giao dịch đặt hàng, quản lý luồng hàng tồn kho, phê duyệt thanh toán, đôi khi gửi trao đổi dữ liệu điện tử EDI và gửi thông báo khi dự kiến có sự chậm trễ trong vận chuyển.
3. Sản xuất
Nếu doanh nghiệp của bạn xử lý thực phẩm, đồ uống, hoặc một số loại hoá chất nào đó, thì bạn cần SCM để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc và tính hợp lệ của từng mặt hàng. Chẳng hạn, Quản lý chuỗi cung ứng SCM đảm bảo rằng các vật liệu sử dụng trong hộp ngũ cốc đã được tiếp nhận, chấp nhận, và sau đó được chế biến, vận chuyển, lưu trữ và giao hàng theo các quy định nghiêm ngặt.
Từ quan điểm lưu kho, việc sử dụng Hệ thống mã vạch và sử dụng Hệ thống quản lý kho hàng WMS để xác thực và truy xuất là một cách để tự động hóa thành phần này của SCM.
4. Phân phối
Quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần Logistics đi đôi với nhau. Điều phối đơn đặt hàng, thu gom và đóng gói, lên lịch giao hàng, lập hóa đơn, điều vận, thông báo và nhận thanh toán, tất cả đều rất quan trọng. Ngay cả với các hệ thống chuyển phát nhanh của bên thứ ba, mọi giao dịch trong quy trình này đều cần sự giám sát cẩn thận để đảm bảo không xảy ra sai sót hoặc chậm trễ.
5. Quy trình trả lại hàng hoá
Quản lý chuỗi cung ứng cũng đi kèm với việc phát triển các mạng lưới giúp trả về sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều đó bao gồm việc tìm ra phương án thay đổi mục đích sử dụng của mặt hàng, bao gồm tái sản xuất, loại bỏ hoặc trả lại sản phẩm về kho hàng. Hơn cả đáp ứng cung và cầu, SCM nghĩa là phải trở nên linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Duy trì chuỗi cung ứng hoạt động cùng với Hệ thống quản lý kho hàng WMS
Để phát triển các chiến lược nhằm giữ cho doanh nghiệp của bạn hoạt động trơn tru thì hiểu biết về các thành phần cơ bản của quản lý chuỗi cung ứng là chìa khóa quan trọng. Điểm mấu chốt là, chuỗi cung ứng rất quan trọng do đó những quyết định bạn đưa ra phải có lợi cho việc quản lý chuỗi cung ứng. Một trong những bước đầu tiên bạn nên làm là hợp nhất phần mềm quản lý vào doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng trong khi nâng cao năng suất tổng thể của doanh nghiệp, chẳng hạn như sử dụng hệ thống phần mềm quản lý kho hàng WiSS WMS.
Giải pháp sẵn có của chúng tôi cũng có thể được tùy biến sao cho phù hợp với nhu cầu riêng của doanh nghiệp bạn, dù bạn đang sở hữu chỉ một kho hàng hay một doanh nghiệp lớn có nhiều địa điểm kinh doanh.